Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong thời tiết nắng nóng luôn là một vấn đề khiến cho các bà mẹ quan tâm. Vậy nên cho trẻ ăn uống thế nào là tốt nhất trong mùa nóng?
Nhóm thực phẩm cần:
- Mùa nóng, thời tiết oi bức nên dinh dưỡng cho bé cần các thực phẩm tươi mát để giúp giải nhiệt cho cơ thể. Cho bé ăn nhiều hơn ngày thường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau dền, rau muống, bí… chúng giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin, bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
- Các thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, sò, hàu, hến, đậu đỗ… sẽ cung cấp cho bé chất đạm và nhiều dưỡng chất quan trọng như kẽm, sắt, canxi…
- Trái cây tươi, sữa chua, hành, tỏi, bông cải xanh, cà chua, rau gia vị (tía tô, kinh giới, thì là…) cũng đóng góp cho hệ miễn dịch, sự ngon miệng và giúp trẻ phát triển cơ xương và góp rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Mùa nóng là mùa có nhiều loại trái cây và rau quả như dưa chuột, cà chua, rau diếp, đậu lăng … giàu vitamin C, carotene và muối khoáng.
- Sữa sẽ khiến trẻ ngủ ngon và sâu hơn nhờ chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là canxi, tryptophan, taurin… có tác dụng ổn định thần kinh giúp trẻ thư giãn và dễ ngủ.
- Bữa ăn của bé cần chia nhỏ và có nhiều canh rau, ít dầu mỡ… bên cạnh đó các bà mẹ có thể cho bé ăn bổ sung bằng những bữa ăn bổ mát như: chè hạt sen, sữa, sữa chua, bánh flan…
- Các chuyên gia cho rằng phải đa dạng chế độ ăn uống của trẻ với đủ các loại trái cây, rau, đậu, ngũ cốc, trứng, thịt, sữa và các thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày để duy trì cân bằng dinh dưỡng.
- Cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa và ít dầu mỡ…
Nhóm thực phẩm cần hạn chế:
Tránh cho bé uống trà, cà phê. Hạn chế cho trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nhiều chất béo như gà rán, khoai tây chiên, thịt mỡ, xúc xích, đồ hộp, lạp xưởng… vì vừa khó tiêu, vừa nhiều năng lượng đòi hỏi phải cung cấp nhiều nước hơn để chuyển hóa. Hạn chế cho ăn nhiều đồ ngọt, kể cả kem, bánh, sữa đặc có đường…
Thức ăn chế biến xong cần cho trẻ ăn ngay trong vòng 30 phút. Không cho trẻ ăn thức ăn sống, thức ăn hay sữa sau khi pha để ngoài nhiệt độ thường hơn 2 giờ, hay nước đá không tinh khiết, nước mía, rau má bán lòng lề đường (để lâu, nhiều ruồi nhặng, bụi bặm) để tránh nguy cơ bị tiêu chày do ngộ độc thực phẩm. Hạn chế cho trẻ đồ uống hay kem lạnh thường xuyên để tránh viêm đường hô hấp.
Không nên cho trẻ ăn thức ăn để đông lạnh. Trong những ngày nắng nóng, nhiều bậc cha mẹ thường chuẩn bị trước bữa ăn trưa cho trẻ và trẻ chỉ cần để làm nóng thức ăn trong lò vi sóng khi ăn. Điều này rất tốt cho trẻ, nhưng món ăn để đông lạnh không được khuyến khích. Do vậy, các bậc cha mẹ nên chú ý khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ em, bữa ăn trưa dành riêng cho trẻ nên được thực hiện vào buổi sáng và được giữ tươi trong tủ lạnh, không nên chuẩn bị sẵn thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh.
Thời tiết nắng nóng khiến cho trẻ luôn mệt mỏi, thèm đồ lạnh… các bậc cha mẹ thường xuyên nhắc nhở trẻ nên bỏ nước lạnh hoặc thực phẩm ra ngoài tủ lạnh trước khi ăn 5 đến 10 phút. Đặc biệt là không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Theo các chuyên gia, với đồ ăn vặt chỉ nên cho trẻ ăn với một lượng vừa phải và không nên thay thế các bữa ăn chính. Việc ăn vặt của trẻ trước bữa ăn sẽ làm giảm sự thèm ăn trong các bữa ăn chính. Do vậy, cha mẹ không nên cất trữ quá nhiều đồ ăn nhẹ trong nhà.
Lưu ý về nước uống
Theo khuyến cáo của của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng nước cung cấp hằng ngày cho cơ thể thay đổi tùy theo từng khu vực và theo từng lứa tuổi. Ở Việt Nam, là một nước nhiệt đới, mùa nắng nóng lượng mồ hôi thải ra lớn nên lượng nước mất đi mỗi ngày ra ngoài cơ thể nhiều. Mỗi ngày trẻ em cần uống khoảng 50 – 60ml nước cho mỗi kilôgam trọng lượng cơ thể, ăn them nhiều canh rau. Tăng nhu cầu nước uống khi trẻ ra mồ hôi quá nhiều sau khi hoạt động thể lực, vận động hoặc mới di chuyển dưới trời nắng. Cho bé uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày.
Các thức uống vừa cung cấp đủ nước vừa có giá trị dinh dưỡng như: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống, sinh tố, nước ép trái cây. Ngoài ra, còn có nước giải khát như: nước lọc, trà, nước khoáng, nước suối, nước tinh khiết và nước mát được chế biến theo cách dân gian như: nước sâm, rau má…
Trẻ nhỏ thường hiếu động nên thường ra nhiều mồ hôi, ham chơi và quên uống nước, gây thiếu nước. Vì vậy, các phụ huynh hay nhắc con uống nước nhiều lần trong ngày có thể chọn nước lọc, nước rau má, nước sâm mát (không đường) hay các loại nước trái cây rau củ ép tự nhiên không thêm đường, kể cả sữa, sữa chua để bổ sung nước.
Bên cạnh đó cần cho bé thường xuyên ăn các loại trái cây nhiều nước như dưa hấu, bưởi, cam, quýt, lê, táo, thanh long, mận, dâu vào các bửa phụ. Các loại trái cây và nước ép trái cây, rau xanh và nước ép rau củ, ngoài việc cung cấp nhiều nước giúp thanh nhiệt, còn cung cấp cho trẻ nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ phòng chống bệnh. Nên tập cho trẻ ăn luôn cả xác rau củ quả hoặc xay sinh tố thay vì chỉ ép lấy nước để bổ sung thêm chất xơ cho con, giúp con tránh được táo bón.
Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống nhiều nước và đồ ăn lạnh trước khi ăn vì sẽ tạo cảm giác no bé sẽ không ăn hay bỏ bữa. Trong những ngày nắng nóng, các bé thường thích uống nước lạnh. Các chuyên gia tư vấn, uống nhiều đồ uống lạnh và kem sẽ khiến nồng độ glucose tăng cao, có thể gây ảnh hưởng đến chế độ ăn uống bình thường của trẻ.