Não bộ của trẻ phát triển theo từng giai đoạn và 6 năm đầu đời là thời gian vàng để thúc đẩy quá trình phát triển trí não ở trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian này.
Những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ
Giai đoạn trong bụng mẹ
Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì não bộ của trẻ sẽ bắt đầu hình thành và phát triển từ tuần thứ 5 của thai kỳ. Não bộ của trẻ sẽ bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ và nhanh hơn tại tuần thứ 8. Ở thời điểm này, trẻ đã có thể nhận thức được những tác động bên ngoài bụng mẹ. Khi bước sang tuần thứ 5, các tế bào thần kinh của bé phát triển một cách vượt trội, trung bình có khoảng 250.000 tế bào thần kinh được tạo ra vào mỗi phút, các tế bào này có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này giúp các giác quan của thai nhi phát triển mạnh mẽ.
Giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi
Ở giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi, não bộ của trẻ chiếm 80% trọng lượng não của một người trưởng thành. Vì vậy, đây được xem là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển và hoàn thiện não bộ ở trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ có xu hướng tò mò với những điều mới lạ xung quanh và bắt chước theo những gì chúng nhìn thấy. Ngoài ra, tại thời điểm này, bố mẹ hoàn toàn có thể đo lường được sự phát triển toàn diện về sự thông minh cũng như khả năng phát triển bản thân của bé.
Giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi
Khi bước sang độ tuổi lên 3, não bộ của trẻ sẽ phát triển chậm lại và không nhanh như giai đoạn trước đó. Dẫu vậy, đây là giai đoạn giúp trẻ phát triển xuất chúng và hoàn thiện tư duy não bộ. Trong giai đoạn này, não bộ của trẻ sẽ có thay đổi mạnh mẽ về mặt tư duy logic, các giác quan cũng nhạy bén, khả năng vận động nhanh nhạy. Đồng thời, trẻ phát triển toàn diện 5 yếu tố trí tuệ như: Trí tuệ logic, trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ cảm xúc, trí tuệ nghệ thuật, kỹ năng giao tiếp và 2 yếu tố khác về phát triển thể chất và các giác quan.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển trí não
Chế độ dinh dưỡng được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến quá trình phát triển trí não của trẻ. Không chỉ vậy, các chất dinh dưỡng như đạm, các loại vitamin A, B, C… còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thể chất khỏe mạnh và phát triển toàn diện ở trẻ.
Dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ thông minh hơn
Theo các chuyên gia, bổ sung chất lượng dinh dưỡng khi còn nhỏ tác động rất lớn đến khả năng học tập của trẻ sau này. Trẻ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu trong quá trình phát triển thai nhi và những giai đoạn đầu đời thường có chỉ số thông minh IQ cao hơn hoặc trẻ bị thiếu sắt sẽ có nguy cơ giảm nhận thức và thành tích ở tuổi đi học. Bên cạnh đó, khoa học cũng chứng minh rằng những trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thường thích vận động, có khả năng tương tác xã hội, ham học hỏi và có khả năng nhận thức tốt hơn. Chính vì vậy, bố mẹ nên cân nhắc xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
Dinh dưỡng ảnh hưởng đến chỉ số EQ và tính cách
Bên cạnh việc phát triển chỉ số IQ ở trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến EQ và tính cách của trẻ. Những trẻ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong hai năm đầu đời thường có dấu hiệu nhút nhát, ít hoạt động, ít giao tiếp và thường không biết chia sẻ với người khác. Điều này khiến trẻ gặp trở ngại trong việc giao lưu, học hỏi những điều mới lạ từ thế giới xung quanh, khó nắm bắt cơ hội tốt trong quá trình học tập.