Ảnh hưởng của béo phì đến tăng chiều cao của trẻ

Tăng cân, béo phì là tình trạng phổ biến khi cuộc sống quá đầy đủ. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng chiều cao ở trẻ em, đây là vấn đề mà các bậc phụ huynh thường bỏ qua

Thế nào được gọi là bệnh béo phì ở trẻ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức, phân bố bất thường trên cơ thể. Có rất nhiều cách để nhận biết bệnh béo phì.

Chúng ta cũng có thể so sánh dựa theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam và nữ theo WHO. Nếu trẻ có cùng chiều cao nhưng nặng hơn 30% so với mức trung bình thì sẽ được xem là trẻ béo phì.

Hoặc xác định tình trạng béo phì ở trẻ em theo BMI (chỉ số khối cơ thể), đây cũng là cách phổ biến nhất. Để tính được chỉ số này, chúng ta sẽ dựa vào công thức:

BMI = Cân nặng (kg)/(Chiều cao)x2 (m)

Sau khi tính được chỉ số BMI dựa vào công thức trên, chúng ta có thể so sánh với biểu đồ BMI của nam và BMI của nữ để nhận biết cơ thể trẻ đang ở mức độ nào.

– Nếu nhỏ hơn 5: Suy dinh dưỡng

– 5 đến 85: Bình thường

– 85 đến 95: Thừa cân

– Trên 95: Béo phì

Ví dụ: Bé gái 12 tuổi có chiều cao 1m50 cân nặng 40kg sẽ có BMI = 40 /(1.5×1.5) = 17.7 khi so sánh với biểu đồ, chỉ số BMI của con gái nằm trong vùng 25th – 50th, nghĩa là trẻ phát triển bình thường.

Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, bác sĩ sẽ dùng bảng riêng để xác định trẻ có bị thừa cân hay không.

Ảnh hưởng của bệnh béo phì với chiều cao

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, so với các bạn cùng tuổi, trẻ béo phì thường phát triển xương nhanh hơn nên có chiều cao tốt hơn ở thời thơ ấu. Thế nhưng, khi đến tuổi dậy thì (10 – 18) chiều cao lại không nổi trội bằng với những trẻ bình thường.

Điều này đã được minh chứng trong nghiên cứu CATH ở 3650 trẻ em Thụy Điển cho thấy, 80% trẻ em béo phì ở giai đoạn từ 11 tuổi trở lên đều thấp hơn so với trẻ em bình thường.

Lý giải về tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính là do loại hormone – kích thích tố Leptip được tiết ra từ các tế bào chất béo. Nếu cơ thể đứa trẻ có đủ Leptip sẽ dẫn đến tình trạng béo phì và “dậy thì sớm” mặc dù chưa đến tuổi. Tuy nhiên đến tuổi dậy thì, khi các bạn cùng tuổi phát triển tốt thì chiều cao trẻ béo phì dường như “dậm chân tại chỗ”.

Bởi lẽ, dù người béo phì có kích thước và khối lượng xương lớn nhưng về mật độ khoáng lại giảm. Do đó, nếu té ngã sẽ dễ dẫn đến nguy cơ gãy xương, đặc biệt khi đường gãy ngay vị trí sụn tiếp hợp ở đầu xương, xương sẽ khó phát triển nên có nhiều ảnh hưởng xấu đến chiều cao.

Bên cạnh đó, khi thừa cân, béo phì, cơ thể nặng nề, lại thêm trọng lượng quá cao so với sức chịu đựng của xương sẽ dễ dẫn đến tâm lý sợ vận động nên thường chỉ thích ngồi ở một chỗ không dám hoạt động nhiều. Việc vận động quá ít sẽ làm hạn chế quá trình tăng trưởng cũng như phát triển của cơ thể.

Chưa kể đến việc trẻ thừa cân, béo phì sẽ thường có xu hướng thích đồ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt, thực phẩm giàu đạm. Đây đều là những tác nhân làm cản trở quá trình hấp thụ Canxi, khiến xương không đủ lượng Canxi cần thiết để phát triển, dẫn đến tình trạng chiều cao khó có thể đạt được mức tăng trưởng tốt khi trưởng thành.

Ngoài ảnh hưởng đến chiều cao, ở người béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như: tăng cholesterol dẫn đến tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim., đái tháo đường, bệnh sỏi mật…

Cách giảm cân vẫn đảm bảo dinh dưỡng tăng chiều cao

Để giảm cân hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng tăng chiều cao cho trẻ, bố mẹ cần phải xây dựng thực đơn tăng chiều cao có sự kết hợp đồng bộ giữa các yếu tố sau:

Chế độ ăn uống

Không thể phủ nhận, thói quen ăn uống có liên quan rất nhiều đến việc chúng ta có giảm cân và tăng chiều cao thành công cho trẻ hay không.

Tuy nhiên, vẫn có không ít nhiều người quan niệm, để giảm cân phải ăn thật ít, thậm chí bỏ bữa. Thế nhưng, điều này sẽ khiến cơ thể thiếu chất, chiều cao khó phát triển và dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Hơn nữa, việc làm này còn có thể tăng nguy cơ tích lũy nhiều mỡ do cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn trong các bữa sau.

Vì vậy, chúng ta cần hiểu rằng, giảm cân khoa học không có nghĩa là từ bỏ dinh dưỡng mà cần thiết lập một chế độ thực đơn phù hợp, cân bằng dưỡng chất.

Hạn chế những thực phẩm không tốt cho cơ thể như: Đồ ngọt, chất béo, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga…. Ăn nhiều hơn những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, canxi như rau xanh, trái cây, hải sản… và nên chú ý chế biến dưới dạng hấp, luộc, kho, nướng, canh rau, bún nước… thay vì chiên, rán hoặc xào nhiều dầu mỡ cũng như các món xốt béo, ngọt.

Nên ăn đúng bữa, có thể ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều, bữa tối.

Đặc biệt, không nên có thói quen vừa ăn vừa đọc sách, xem điện thoại, chơi game hay làm bất kỳ việc khác song hành với ăn… để tránh tình trạng dễ bị phân tâm khiến trẻ không nhận thức được đã ăn bao nhiêu nên thường có xu hướng ăn quá nhiều, dẫn đến việc bị tăng cân.

Chế độ vận động

Không ngẫu nhiên mà những người chơi thể thao lại có cơ thể dẻo dai, săn chắc và khỏe mạnh đến vậy. Chính là vì họ được vận động thường xuyên. Bằng cách tập thể dục, bạn đang tăng nhịp tim, tăng nhịp tim sẽ đòi hỏi cơ thể bạn phải làm việc để giữ cho bản thân mát mẻ, điều này sẽ dẫn đến việc đốt cháy calo nên sẽ rất hữu ích cho việc giảm cân, duy trì vóc dáng, đồng thời giữ cho cơ bắp và xương chắc khỏe”.

Do đó, hãy dành ra khoảng 30 phút vào sáng chiều cho việc tập luyện các môn thể thao hữu ích như: Đi bộ, đạp xe, bóng rổ, bóng chuyền để giảm cân. Đây là cách tăng chiều cao hiệu quả nhé.

Lưu ý: Nên tập thể thao vào khoảng thời gian trước 8h sáng hoặc sau 16h chiều để cơ thể vừa giảm cân vừa giúp hấp thụ vitamin D, hỗ trợ vận chuyển Canxi tới xương, giúp xương chắc khỏe và phát triển chiều cao tốt hơn.

Chế độ ngủ nghỉ

Nếu muốn giảm cân nhanh, cần thay đổi ngay thói quen thức khuya bằng cách đi ngủ sớm, lên giường trước 10h tối, đây không chỉ là cách giảm cân hiệu quả mà còn là cách giúp cơ thể “nắm bắt” cơ hội vàng ngủ sâu giấc vào 11h đêm – 2,3h sáng – khi hormone tăng trưởng sản sinh ra nhiều nhất, tạo điều kiện cho chiều cao phát triển tối ưu.

Để giúp trẻ sớm đi vào giấc ngủ và có thể đảm bảo một giấc ngủ chất lượng nhất, mẹ có thể giúp bé thực hiện các mẹo sau:

– Không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

– Tạo cho trẻ một không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát, không quá nhiều ánh sáng cũng như tiếng ồn bên ngoài.

– Không nên ăn uống trước khi đi ngủ vì sẽ khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

– Có thể cho trẻ tắm nước ấm hoặc massage cơ thể nhẹ nhàng cho trẻ trước khi đi ngủ.

– Có thể đọc cho trẻ một câu chuyện ngắn trẻ thích nghe hoặc bật một bản nhạc nhẹ nhàng cho trẻ nghe để dễ chìm vào giấc ngủ.

– Tuyệt đối không lạm dụng thuốc ngủ để tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ.