4 Chất dinh dưỡng giúp con có chiếc bụng khỏe

Với trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá khoẻ mạnh là nền tảng sức khỏe đầu tiên và quan trọng nhất. Chỉ khi có một hệ tiêu hóa tốt, bé mới hấp thu trọn vẹn các chất dinh dưỡng được cung cấp, từ đó phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Và để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất tuỳ theo độ tuổi là điều cần thiết. Vậy, mẹ có biết đâu là những dưỡng chất cần bổ sung cho bé chưa?

Chất xơ đảm bảo hệ tiêu hoá luôn khỏe mạnh

Chất xơ thường được chia làm 3 loại phổ biến: Chất xơ hoà tan, không hoà tan và prebiotic. Mỗi loại sẽ có một vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hoá của bé.

Nhờ chất xơ hoà tan, “sản phẩm tiêu hóa” của bé sẽ trở nên mềm hơn, dễ đi hơn. Bổ sung chất xơ hoà tan trong chế độ dinh dưỡng là một cách ngăn ngừa táo bón đơn giản và hiệu quả. Một số thực phẩm chứa chất xơ hoà tan là yến mạch, các loại hạt và đậu.

Bổ sung chất xơ không hòa tan sẽ giúp loại bỏ cặn bã và chất thải, giúp làm sạch ruột. Mẹ có thể bổ sung chất xơ không hòa tan vào thực đơn hàng ngày của bé thông qua các loại thực phẩm như rau cải, ngũ cốc và cám lúa mì.

Cuối cùng là Prebiotic đóng vai trò là thức ăn, nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, giúp bé cưng luôn “tốt bụng”. Prebiotic thường được tìm thấy trong trái cây, rau, ngũ cốc.

Uống đủ nước cải thiện hệ tiêu hoá

Mẹ có biết thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính khiến bé con bị táo bón? Nước sẽ giúp thức ăn di chuyển tốt hơn trong đường ruột, ngăn ngừa nguy cơ táo bón. Ngoài 3 cữ sữa mỗi ngày, mẹ nên cho bé từ 2-6 tuổi bổ sung thêm nước lọc để đảm bảo nhu cầu của cơ thể. Mẹ cũng có thể cho bé uống thêm nước ép hoặc ăn các loại trái cây mọng nước như cam, bưởi, dưa hấu… với lượng vừa phải để bổ sung nước cho cơ thể.

Glutamine, “nhiên liệu” không thể thiếu cho một đường ruột khỏe

Glutamine là một axit amin hỗ trợ tiêu hóa, được xem là nguồn nhiên liệu cho các tế bào ở ruột non và ruột già duy trì một đường ruột khỏe mạnh. Ngoài ra, Glutamine cũng được chứng minh là có hiệu quả đối với chứng rò rỉ ruột ở những trường hợp mắc bệnh nặng. Mẹ có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như thịt gà, đậu nành, hạnh nhân, trứng.

Bổ sung kẽm ngăn ngừa rối loạn tiêu hoá

Nếu muốn có một chiếc “bụng tốt”, bổ sung kẽm trong thực đơn mỗi ngày là việc làm không thể thiếu. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày mẹ nên cung cấp cho cơ thể khoảng 8mg kẽm cho nữ và khoảng 11 mg cho nam. Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tiêu hoá như tiêu chảy, viêm đại tràng, rò rỉ ruột…

Các loại thịt đỏ, thịt các loại động vật có vỏ như hàu, cua, sò, hến, các chế phẩm từ sữa và trứng là những nguồn bổ sung kẽm dồi dào cho cơ thể. Mẹ cũng có thể bổ sung kẽm cho bé từ nguồn thực vật như các loại hạt, họ hàng nhà đậu và một số loại rau như cải xoăn.